Lịch sử Chủ_nghĩa_Liên_bang_Dân_chủ

Quan điểm ý thức hệ này đã được Abdullah Öcalan lãnh tụ đảng Công nhân Kurd, mô tả trong lúc bị giam cầm ở Imrali. Ông đã lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Murray Bookchin.[5] Vào cuối cuộc đời của mình, Bookchin, một nhà chính trị vô chính phủ, trở nên không hài lòng với những yếu tố ngày càng phi chính trị của phong trào vô chính phủ đương thời và phát triển chủ nghĩa hành chính cơ sở tự do.[6] Trụ cột chính của chủ nghĩa Liên bang Dân chủ là sinh thái xã hội.[7]

Theo Öcalan, ý thức hệ của ông bắt nguồn từ nền dân chủ có sự tham gia rộng rãi của cử tri (Participatory democracy) và quyền tự trị ở cấp địa phương [8].

Sự tham gia càng mạnh mẽ thì loại dân chủ này càng có nhiều sức mạnh hơn. Trong khi nhà nước-quốc gia thì ngược lại với chế độ dân chủ, và thậm chí phủ nhận nó, chủ nghĩa Liên bang Dân chủ tạo thành một quá trình dân chủ liên tục.

Vào ngày 20 tháng 3 năm 2005, chủ nghĩa Liên bang Dân chủ được công bố là một khái niệm chính trị. Sau đó tuyên bố sáng lập của Koma Komalên Kurdistan (KKK), tiền thân của KCK, được công bố trên Özgür Politika. Chủ nghĩa Liên bang Dân chủ sau này cũng được dùng là khái niệm chỉ đạo chính trị của vùng tự trị trên thực tế Bắc Syria - Rojava.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chủ_nghĩa_Liên_bang_Dân_chủ http://www.bbc.com/news/world-middle-east-37337908 http://www.cvltnation.com/anarchists-vs-isis-the-r... //edwardbetts.com/find_link?q=Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A... http://www.huffingtonpost.com/entry/syrian-kurds-m... http://demokratischeautonomie.blogsport.eu/files/2... http://www.ekurd.net/mismas/articles/misc2012/12/t... http://www.freeocalan.org/wp-content/uploads/2012/... http://www.freeocalan.org/wp-content/uploads/2012/... http://roarmag.org/2014/08/pkk-kurdish-struggle-au... https://www.nytimes.com/2015/11/29/magazine/a-drea...